logo

Không cho vợ cũ thăm con có bị phạt không?

Không cho vợ cũ thăm con có bị phạt không? Khi đã kết hôn với nhau thì ly hôn là hậu quả mà không ai mong muốn xảy ra. Bên cạnh một số cặp vợ chồng thuận tình ly hôn, “đường ai nấy đi” trong hòa bình thì có không ít cặp vợ chồng lại xảy ra rất nhiều tranh chấp khi ly hôn. Một trong những tranh chấp mà nhiều cặp vợ chồng thường gặp phải là giành quyền nuôi con và thăm con sau khi ly hôn. Vậy, nếu không cho vợ cũ thăm con có bị phạt không? Bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn sẽ giải đáp cho bạn về thắc mắc này.

Trường hợp nào mẹ không được quyền nuôi con?

Căn cứ theo quy định của Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì hai vợ chồng bạn sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp hai vợ chồng bạn không thỏa thuận được với nhau thì có thể yêu cầu tòa án quyết định về việc nuôi con khi yêu cầu ly hôn. Tòa án nhân dân sẽ quyết định ai là người nuôi con dựa vào quyền lợi của con và điều kiện thực tế của 2 vợ chồng. Ai là người có thể có  điều kiện tốt nhất cho sự phát triển về học lực, thể chất, tinh thần của con, chẳng hạn như chỗ ở, đạo đức, công việc, tình hình tài chính,  lối sống,…

Vì vậy, nếu người mẹ không đáp ứng được điều kiện nuôi con thì Tòa sẽ trao quyền nuôi con cho cha đứa bé.

Theo quy định của pháp luật thì không ai có quyền ngăn cản mẹ của đứa trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc và sống chung với con của mình. Tuy nhiên, mặc dù không được phép cấm người không trực tiếp nuôi con gặp con nhưng nếu người này lạm dụng việc thăm nom con để gây ảnh hưởng xấu hoặc cản trở đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì người nuôi con có thể yêu cầu Tòa hạn chế quyền này.

không cho vợ cũ thăm con có bị phạt

Chồng không cho vợ cũ thăm con có bị phạt không?

Trong thực tế, có không ít các ông bố sau khi ly hôn, không muốn con gặp người mẹ nên đã dùng mọi cách để cấm đoán, ngăn cản không cho hai mẹ con gặp nhau. Việc chồng không cho vợ cũ thăm con là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi theo như quy định tại khoản 3 Điều 82 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì sau khi vợ, chồng ly hôn, không ai có quyền được ngăn cản người không trực tiếp nuôi con được thăm nom con.

Cả hai người vợ và chồng đều phải tôn trọng quyền được nuôi con của người được Tòa giao cho nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền được thăm con của người mà không trực tiếp nuôi con. Đây cũng là việc làm để đứa trẻ có thể phát triển toàn diện mà không cảm thấy thiếu vắng tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của bố hoặc của mẹ.

Đồng thời, việc người chồng ngăn cản vợ cũ gặp con khi người này không trực tiếp là người nuôi con sau khi ly hôn là một trong những hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, căn cứ Điều 53 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người thực hiện hành vi này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng.

Tóm lại, chồng không cho vợ cũ thăm con sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng.

Luật Hùng Sơn tư vấn về ly hôn không cho vợ cũ thăm con có bị phạt

Đến tư vấn về ly hôn không cho vợ cũ thăm con tại công ty Luật Hùng Sơn, quý khách hàng chỉ cần cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân của vợ chồng và con cái. Đồng thời đưa ra những yêu cầu của vợ chồng khi ly hôn, lý do không cho vợ cũ thăm con để xem xét về việc có thể nhờ Tòa án áp dụng các biện pháp pháp lý ngăn cản vợ cũ thăm con không? Luật Hùng Sơn luôn luôn sẵn sàng lắng nghe những nguyện vọng và mong muốn của khách hàng nhằm có thể đưa ra lời tư vấn chính xác nhất.

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm và tư vấn tận tình, công ty Luật Hùng Sơn tự tin đáp ứng được những yêu cầu tới từ mọi đối tượng khách hàng một cách chuyên nghiệp, nhanh và chính xác nhất. Cụ thể như:

  • Tư vấn miễn phí và đưa ra giải pháp hợp lý nhất trong trường hợp của khách hàng gặp phải khi ly hôn.
  • Tư vấn trường hợp của bạn có thuộc trường hợp mà có thể không cho vợ cũ thăm con không. Nếu bạn thuộc trường hợp này, chúng tôi sẽ giúp bạn thu thập, chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ để chứng minh.
  • Giúp cho những cặp vợ chồng khi ly hôn tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí đi lại nhiều lần để thực hiện thủ tục ly hôn.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian khi khách hàng tiến hành ly hôn.
  • Giúp quý khách hàng chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu cần thiết và tiến hành soạn thảo hồ sơ để ly hôn.
  • Giúp quý khách hàng thực hiện một số thủ tục sau ly hôn.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã biết các thông tin liên quan đến việc không cho vợ cũ thăm con có bị phạt. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, hãy gọi ngay hotline 0964509555 hoặc 19006518 để được tư vấn và hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top