Hôn nhân là gì, luật hôn nhân quy định những gì?

Hôn nhân là gì?

Hôn nhân là gì? Một câu hỏi có thật nhiều câu trả lời.

Quảng cáo

Về khía cạnh tình cảm, “Hôn nhân” là sợi dây gắn kế hai người xa lạ. Sau khi tìm hiểu và gắn kết, họ đưa ra quyết định hai người sẽ bước vào một thời kỳ mới, gọi tên là “Hôn nhân”. Tiến vào vòng tròn hôn nhân, tức là mỗi người ngầm cam kết dành cho nửa kia những điều tốt đẹp nhất, dành cho nhau quãng thời gian hạnh phúc nhất.

Dưới góc độ pháp lý, “Hôn nhân” là một sự ràng buộc hai cá nhân khác giới với nhau bởi thủ tục đăng ký kết hôn. Sự ràng buộc đoc còn thể hiện qua những quy định về quyền và nghĩa vụ giữa người nữ và người nam khi đã kết hôn. Những quy định này được được thể chế trong các văn bản luật, nghị định, thông tư… một cách rõ ràng.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 giải thích thuật ngữ “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”(Khoản 1 Điều 3) . Theo quy định này, thuật ngữ “Hôn nhân” được hiểu là mối quan hệ giữa hai người được xác lập sau sự kiện kết hôn. Mà “Kết hôn” là việc người nam và người nữ xác lập mối quan hệ vợ chồng với nhau bởi sự kiện đăng ký kết hôn.

Tại Việt Nam, chế độ hôn nhân, gia đình tuân thủ các nguyên tắc tiến bộ sau đây:

  • Nguyên tắc thứ nhất, hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng và bình đẳng giữa hai vợ chồng;
  • Nguyên tắc thứ hai, hôn nhân được tôn trọng và pháp luật bảo vệ không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, công dân Việt Nam hay người nước ngoài;
  • Nguyên tắc thứ ba, nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ tất cả công dân để thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình;
  • Nguyên tắc thứ tư, ngoài tuân thủ các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình thì mọi người dân cũng cần kế thừa, phát huy truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc Việt Nam về hôn nhân, gia đình.

hôn nhân là gì

Luật hôn nhân quy định những gì?

Là một trong những ngành luật quan trọng thiết yếu trong hệ thống pháp luật quốc gia, Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện hành, quy định tổng thể các nội dung, chế định về hôn nhân và gia đình như: Quy định về kết hôn, mối quan hệ giữa vợ chồng với nhau, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; quy định chế độ cấp dưỡng, giám hộ; quy định về ly hôn; quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài…Nhìn chung đây là toàn bộ những sự kiện xảy ra và có thể xảy ra trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình.

Điều kiện đăng ký hôn nhân

Là thủ tục phổ biến và thường xuyên diễn ra, đăng ký kết hôn là sự kiện quan trọng. Cần chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ. Để đăng ký kết hôn, nam nữ cần đảm bảo bốn điều kiện sau:

  • Thứ nhất, điều kiện về độ tuổi kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định độ tuổi kết hôn của người Nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và người nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên. (Điểm a, Khoản 1 Điều 8);
  • Thứ hai, điều kiện về tự nguyện. Việc kết hôn giữa hai người phải hoàn toàn do ý chí tự nguyện. Nếu hôn nhân xuất phát từ sự lừa dối hay ép buộc thì đó là kết hôn trái pháp luật. Người bị cưỡng ép hoặc lừa dối kết hôn hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn này.  (Điểm b, Khoản 1 Điều 8);
  • Thứ ba, điều kiện về năng lực hành vi. Ngoài yếu tố độ tuổi để xác định điều kiện kết hôn thì năng lực hành vi dân sự cũng là yếu tố quyết định đến điều kiện kết hôn. Một người mất năng lực hành vi dân sự thì làm sao có thể kết hôn, làm sao có thể đảm bảo các nghĩa vụ hay thiên chức sau kết hôn.
  • Thứ tư, điều kiện không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn. Các trường hợp bị cấm kết hôn bao gồm: Kết hôn giả tạo, tảo hôn, lừa dối kết hôn; Người đang trong thời kỳ hôn nhân mà chung sống như vợ chồng với người khác; Kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trực hệ, có họ trong phạm vi 2 đời…( Các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều 5).

Ngoài ra, một quy định mới trong pháp luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam, đó là vấn đề hôn nhân đồng giới. Với quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.” Mặc dù không thừa nhận nhưng cũng là một quy định rất tích cực, thể hiện thái độ của Nhà nước, xã hội với hôn nhân đồng giới.

Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất 2021

Việc đăng ký kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và Luật Hộ tịch. (Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Đăng ký kết hôn là thủ tục diễn ra thường xuyên, nam, nữ ngoài đáp ứng các điều kiện kết hôn kể trên, khi đăng ký kết hôn cần thực hiện thủ tục như sau:

Quảng cáo

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn

Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn Luật Hộ tịch, khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, hai người nam và nữ cần có mặt khi đăng ký kết hôn, và mang theo :

  • Giấy tờ chứng thực cá nhân (Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân);
  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Nếu trước đó đã từng ly hôn thì cần Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn

Điều 17, Luật Hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền xử lý việc đăng ký kết hôn thuộc về “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.”

Ngoài ra, theo Điều 37 Luật Hộ tịch 2014, với các trường hợp dưới đây cần thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện:

  • Người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài;
  • Giữa hai người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Người Việt Nam cứ trú ở Việt Nam kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Người Việt Nam có một quốc tích khác kết hôn với người Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Bước 3: Giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn

Sau khi kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ, giấy tờ do công dân cung cấp để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, Cơ quan có thẩm quyền sẽ ghi nhận việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, hai bên sẽ cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Ngoài ra, hai bên cùng ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn.

*Lệ phí đăng ký kết hôn: Theo quy định của pháp luật hiện hành việc đăng ký kết hôn của Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước được miễn lệ phí đăng ký.

Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân như nào?

Quan hệ hôn nhân là quan hệ được xác lập bởi sự kiện nam, nữ đăng ký kết hôn. Và sự kiện chấm dứt quan hệ hôn nhân được gọi là ly hôn. Theo quy định tại Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành: “Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”

Theo đó, trường hợp đơn phương ly hôn (ly hôn do yêu cầu của một bên vợ/chồng) hoặc vợ chồng tự nguyện ly hôn thì căn cứ chấm dứt thời kỳ hôn nhân chính là thời điểm bản án, quyết định ly hôn của Tòa có hiệu lực.

Ngoài sự kiện nói trên, hôn nhân còn chấm dứt kể từ thời điểm một trong hai bên vợ/chồng chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố, vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt xác định chính là ngày mà Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định là người vợ/chồng đã chết.

Hôn nhân và ly hôn đều là những chế định quan trọng và đặc biệt trong ngành Luật hôn nhân và gia đình. Hôn nhân là thời kỳ sau khi nam, nữ kết hôn. Kết hôn mở ra thời kỳ hôn nhân và ly hôn chấm dứt thời kỳ hôn nhân. Xuyên suốt Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam thể hiện nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, tích cực. Trên cơ sở này, công dân được bình đẳng trong kết hôn cũng như trong ly hôn.

Trường hợp cần tư vấn chuyên sâu về lĩnh vực hôn nhân, gia đình, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của Luật Hùng Sơn: 1900.6518 để được lắng nghe và hỗ trợ kịp thời. 

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn