Hôn nhân cận huyết và những hệ quả pháp lý

Câu chuyện về hôn nhân cận huyết đã không con xa lạ trong xã hội hiện nay. Với xu hướng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, không những ở đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới hải đảo mà còn cả khu vực đô thị. Mối quan hệ này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng đến với cá nhân, gia đình và xã hội. Trong bài viết này, Luật Hùng Sơn sẽ giúp các bạn lý giải hôn nhân cận huyết thống là gì và những hệ quả pháp lý của nó. Cùng theo dõi nhé!

Quảng cáo

1. Khái niệm hôn nhân cận huyết thống là gì?

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản pháp luật thì hôn nhân cận huyết thống không đưa ra khái niệm cho thuật ngữ này. Vậy hôn nhân cận huyết là gì?

Hiểu theo cách thông thường thì hôn nhân cận huyết là hôn nhân giữa nam và nữ cùng họ hàng thân thuộc ít hơn 3 thế hệ. Đây là việc kết hôn giữa những người có cùng huyết thống trực hệ với nhau trong phạm vi 3 đời.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rằng những người trong phạm vi 3 đời cụ thể như sau:

  • Đời thứ nhất là cha mẹ
  • Đời thứ hai là anh chị em cùng cha mẹ, cùng mẹ khác chau, cùng cha khác mẹ.
  • Đời thứ ba là anh chị em con cô, con cậu, con chú, con bác, con dì.

hon nhan can huyet là gì?

Hôn nhân cận huyết phổ biến ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hôn nhân cận huyết không phải là vấn đề quá xa lạ. Nó thường xuyên xuất hiện tại những đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi rừng. Nơi đây có trình độ dân trí chưa cao cùng với lối sống lạc hậu và khép kín. Đa số các tỉnh miền núi, tình trạng kết hôn cận huyết xảy ra là rất cao.

2. Các trường hợp hôn nhân cận huyết

Những trường hợp hôn nhân cận huyết thống bao gồm:

Quảng cáo
  • Cùng cha khác mẹ lấy nhau.
  • Cùng mẹ khác cha lấy nhau.
  • Anh em họ kết hôn với nhau: Con chú lấy con bác; Con cô, con cậu lấy nhau; Con dì lấy con cậu; Con của anh/em trai và con của chị/e gái lấy nhau.

3. Tác hại của hôn nhân cận huyết thống

Kết hôn cận huyết chính là hành vi vi phạm Luật hôn nhân và gia đình hiện hành và bị cấm. Nó có thể để lại những hậu quả vô cùng nặng nề về sau.

3.1. Đối với gia đình

Những đứa trẻ sinh ra từ cha mẹ có quan hệ cận huyết ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và dễ mắc bệnh tật như:

  • Các bệnh về máu điển hình như: thiếu máu, bệnh hồng cầu liềm, bệnh tan máu bẩm sinh, rối loạn đông máu.
  • Những bệnh dị dạng về xương, bụng bị phình to, nguy cơ tử vong là rất cao.
  • Thiểu năng trí tuệ, thấp, ốm yếu, các dị dạng khác. Những bệnh lý này có thể làm cho thai bị chết non, trẻ bị chết sớm do không thể chữa được.
  • Sinh con ra bị dị dạng hoặc các bệnh di truyền. Cụ thể như mù màu, da vảy cá, bạch tạng mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời. Những căn bệnh này lại di truyền tiếp tục cho các thế hệ sau khiến giống nòi bị suy thoai. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tình hình dân số của đồng bào miền núi chậm phát triển. Trong đó, những căn bệnh thường gặp nhất là mù màu, tan máu bẩm sinh, bạch tạng, da vẩy xa, đần độn, lùn,…

Bi kịch của hôn nhân cận huyết thống

Bi kịch của hôn nhân cận huyết thống

3.2. Đối với xã hội

Không những để lại những hệ lụy cho bản thân và gia đình, hôn nhân cận huyết thống còn ảnh hưởng lớn tới xã hội. Cụ thể như sau:

  • Hôn nhân cận huyết ảnh hưởng lớn tới chất lượng dân số, làm giống nòi ngày càng suy thoái.
  • Tiêu tốn khoản ngân sách lớn của nhà nước cho các chi phí xã hội để chăm sóc, điều trị bệnh tật.
  • Văn hóa truyền thống của dân tộc bị ảnh hưởng. Hôn nhân cận huyết thống có thể phá vỡ mối quan hệ hiện đang tồn tại giữa các dòng tộc và gia đình.

4. Hậu quả pháp lý của hôn nhân cận huyết

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quy định nếu vi phạm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng.
  • Khoản 35 Điều 1 của Nghị định số 67/2015/NĐ-CP quy định, nếu vi phạm chung sống như vợ chồng giữa cha đẻ và con gái sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng.
  • Căn cứ quy định tại khoản 35 Điều 1 của Nghị định số 67/2015/NĐCP sửa đổi, bổ sung ở Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, hành vi chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu trực hệ sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 triệu đồng.

5. Các biện pháp hạn chế hôn nhân cận huyết

Để có thể hạn chế tình trạng kết hôn cận huyết thống và các hệ lụy mà nó để lại, bản thân mỗi cá nhân và toàn xã hội cần đưa ra biện pháp cụ thể. Dưới đây là những kế hoạch đã được kiểm chứng đem lại hiệu quả phòng tránh tình trạng hôn nhân cận huyết thống:

  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những hậu quả có thể xảy ra nếu như thực hiện hôn nhân cận huyết.

Tuyên truyền công tác hạn chế tối đa tình trạng hôn nhân cận huyết

Tuyên truyền công tác hạn chế tối đa tình trạng hôn nhân cận huyết

  • Nâng cao hệ thống điện – đường – trường – trạm để tăng sự giao lưu trong cộng đồng
  • Tăng cường giao lưu văn hóa giữa các dân tộc để mở rộng mối quan hệ giữa mọi người với nhau. 
  • Siết chặt các biện pháp quản lý, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm hôn nhân cận huyết thống.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn cũng đã biết hôn nhân cận huyết thống là gì và những hệ lụy của nó. Hy vọng thông tin này hữu ích cho bạn! Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này hay muốn tư vấn thêm về những vấn đề pháp lý khác, đừng quên truy cập vào website https://luathungson.vn/ mỗi ngày nhé!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn