logo

Theo quy định của pháp luật di chúc có được thêm điều kiện không?

Quan niệm dân gian thường, cuộc đời con người phải trải qua các giai đoạn “sinh, lão, bệnh, tử”. Chính bởi vậy, để thực hiện các quyền đối với tài sản của mình trước khi chết và tránh được việc tranh chấp về tài sản giữa những người thân của mình, việc lập di chúc được xem như là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Vậy, khái niệm di chúc có thể hiểu như thế nào? Di chúc có được thêm điều kiện không? Hiệu lực của di chúc có điều kiện là gì? Quy định pháp luật về di chúc có điều kiện? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn sẽ hướng dẫn giải đáp cho quý khách hàng cụ thể về vấn đề trên.

Quảng cáo

1. Di chúc là gì?

Khái niệm di chúc được đề cập tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, chúc được hiểu là văn bản hoặc lời nói để thể hiện ý chí, thể hiện nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản của mình, trong việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản của mình cho người khác sau khi người lập di chúc chết.

Trong đó, người có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản mình được quy định tại Điều 625 BLDS 2015 được xác định là người đã thành niên, có tài sản để lại. Đồng thời, người đó phải minh mẫn, sáng suốt và hoàn toàn tự nguyện khi lập di chúc. 

Đối với người chưa thành niên, từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì vẫn được quyền lập di chúc như người đã thành niên nhưng phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người lập di chúc đó. Quy định này của luật dân sự nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện quyền của chủ sở hữu – khi họ có đủ khả năng và điều kiện để tạo lập nên tài sản của chính mình.

Di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người có tài sản chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định. Đồng thời, theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc được dùng để làm căn cứ phân chia tài sản sau khi người lập di chúc chết phải là một bản di chúc hợp pháp và là bản di chúc cuối cùng của người đó lập ra trước khi chết.

di chúc có được thêm điều kiện không

2. Di chúc có điều kiện hợp pháp không?

Người để lại di sản được thêm điều kiện vào di chúc không? Theo Điều 624 BLDS 2015 nêu rõ: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân, di chúc với mục đích là nhằm chuyển tài sản của người lập di chúc cho người khác sau khi mình chết.

Đồng thời, Điều 626 BLDS 2015 cũng khẳng định, người lập di chúc có quyền chỉ định người được hưởng di sản thừa kế, có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Người lập di chúc cũng có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Do đó, trong di chúc, việc để tài sản của mình cho ai nhận hoàn toàn là quyền và là do ý chí của người lập di chúc.

Ngoài ra, di chúc bao gồm các nội dung như thời điểm lập di chúc; họ tên và địa chỉ của người lập di chúc, của người hoặc cơ quan hoặc tổ chức được hưởng di sản thừa kế; Di sản thừa kế để lại và nơi có di sản thừa kế. Ngoài những nội dung kể trên thì di chúc có thể bao gồm các nội dung khác.

Không chỉ vậy, để di chúc được coi là hợp pháp, Điều 630 Bộ luật Dân sự quy định gồm di chúc phải thỏa mãn các các điều kiện sau đây:

– Thứ nhất, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, không bị đe dọa, không bị cưỡng ép lập di chúc;

– Thứ hai, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội;

– Thứ ba, hình thức di chúc thỏa mãn theo quy định của luật.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm di chúc không được kèm theo điều kiện cũng như không có quy định cụ thể về di chúc có được thêm điều kiện không. Do đó, nếu di chúc được lập ra đáp ứng các điều kiện có hiệu lực theo quy định pháp luật và hợp pháp thì người lập di chúc hoàn toàn có thể được thêm điều kiện. 

Chẳng hạn: Trong di chúc của mình, ông A đặt ra điều kiện là bà B không được lấy thêm chồng sau khi ông mất thì bà mới được hưởng phần tài sản của người vợ sau khi ông mất.

Tuy nhiên, điều kiện được đặt ra trong di chúc vi phạm nguyên tắc tự nguyện kết hôn của nam nữ nêu tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nên phần di chúc này sẽ không hợp pháp.

Như vậy, hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về việc di chúc có được thêm điều kiện hay không nên nếu di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức của xã hội, đồng thời di chúc đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật dân sự thì sẽ hợp pháp.

3. Quy định của pháp luật về di chúc có điều kiện

Pháp luật của Việt Nam hiện nay chưa công nhận “di chúc có điều kiện”. Tức là nếu người lập di chúc vẫn đưa ra những điều kiện mà người hưởng di sản phải đáp ứng thì mới được quyền hưởng phần di sản đó thì điều kiện đặt ra được coi như phần “điều kiện” không có hiệu lực của di chúc đó. Chính vì lẽ đó, hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật, bạn khó có thể tìm được văn bản quy định về vấn đề “di chúc có điều kiện”.

Bởi lẽ trên, nên nếu phần điều kiện để được nhận di sản không có hiệu lực pháp luật thì người được hưởng di sản thừa kế vẫn được hưởng di sản ngay cả khi họ không thực hiện những điều kiện đó, trừ khi việc hưởng di sản của họ trái với quy định của pháp luật hoặc trái với quy tắc đạo đức.

Trong thực tế, hiện nay, nhu cầu lập ra một bản “di chúc có điều kiện” là khá lớn. Việc luật hóa di chúc có điều kiện cũng đang dần trở thành nhu cầu chung của xã hội. Tuy nhiên, việc luật hóa di chúc có điều kiện cũng có những điểm có lợi và có hại nhất định. Chẳng hạn, luật hóa di chúc có điều kiện sẽ đáp ứng được nhu cầu của rất nhiều người, đồng thời, cũng là một bước tiến lớn trong kỹ thuật lập pháp của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ cũng còn tồn tại những điểm hạn chế. Luật hóa “di chúc có điều kiện” tức là pháp luật đã trao cho người có tài sản quyền sử dụng tài sản để yêu cầu người hưởng di sản thực hiện những điều kiện mình đưa ra. Thực tế có thể những điều kiện đặt ra là hợp pháp và đúng chuẩn mực của xã hội nhưng cũng có thể những điều kiện đặt ra không thực sự “tốt” như bản chất mà nó nên có. Điều này gây ảnh hưởng tới người khác và đến xã hội. Như vậy, vô tình pháp luật đã để người để lại di sản có thể “thao túng”, có thể “điều khiển” người hưởng di sản nếu pháp luật không quy định không chặt chẽ.

4. Di chúc có hiệu lực khi nào?

Như đã phân tích ở các mục trên, di chúc hợp pháp là một trong những điều kiện quan trọng quyết định trong việc ý nguyện của chủ sở hữu tài sản được thể hiện trong nội dung di chúc đã được lập có hiệu lực và được thực hiện trên thực tế hay không. Do vậy, điều kiện có hiệu lực của di chúc được xác định là các điều kiện để một di chúc hợp pháp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, một di chúc được xác định là hợp pháp khi bản di chúc này đáp ứng được các điều kiện quy định cụ thể tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể gồm các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Về người lập di chúc:

Có thể thấy, như đã phân tích ở trên, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc phải từ đủ 15 tuổi trở lên. Đồng thời, khi lập di chúc, họ đều phải đáp ứng điều kiện là hoàn toàn minh mẫn và sáng suốt và không bị người khác lừa dối, cưỡng ép hay đe dọa về việc lập di chúc.

Quy định về này nhằm đảm bảo bản di chúc đã được lập có thể phản ánh chân thực nhất nguyện vọng của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của mình trước khi chết.

Điều kiện 2: Về nội dung di chúc:

Về nội dung di chúc được quy định tại Điều 630 BLDS 2015. Theo đó, một di chúc sẽ bao gồm những nội dung cơ bản như:thời gian lập di chúc; thông tin của người lập di chúc và của người thừa kế; thông tin về di sản thừa kế và điều kiện hưởng di sản (nếu có). Ngoài những nội dung kể trên thì di chúc có thể bao gồm các nội dung khác.

Hiện nay, một di chúc được xác định là hợp pháp khi nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Trong đó, điều cấm của luật, theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015 được xác định là những quy định của pháp luật quy định về những hành vi mà các chủ thể không phép làm hoặc không được phép thực hiện. Còn đạo đức xã hội, là những chuẩn mực, là những quy định, chuẩn mực quy tắc ứng xử chung trong đời sống, được tất cả mọi người mặc nhiên thừa nhận và tôn trọng.

Điều kiện 3: Về hình thức của di chúc:

Theo quy định tại Điều 627, 628 BLDS 2015 thì di chúc có thể lập thành văn bản hoặc lập bằng lời nói. Trong đó, di chúc bằng văn bản gồm có những loại sau: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng hoặc di chúc bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực. Với mỗi hình thức lập di chúc (bằng miệng hoặc bằng lời nói) thì để một di chúc được xác định là hợp pháp và có hiệu lực trên thực tế, pháp luật đều yêu cầu di chúc đã lập phải đáp ứng các điều kiện nhất định về mặt hình thức theo quy định của pháp luật. 

5. Mẫu di chúc có điều kiện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày /    /      , vào lúc ….., tại ……….

Quảng cáo

Họ và tên tôi là: NGUYỄN VĂN B

Sinh Ngày:………………………………

CMTND số……………… Nơi cấp…………………….. Ngày cấp…………..

HKTT:……………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………

I. Trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn và sáng suốt, tôi lập ra bản di chúc với những nội dung sau đây:

1. Danh sách tài sản thừa kế tôi để lại là:

( Liệt kê chi tiết các loại tài sản thừa kế mà bạn để lại chẳng hạn: Quyền sử dụng đất; Tiền gửi tích kiệm,… )

2. Danh sách người thừa kế và phần di sản được hưởng

Nay tôi lập bản Di chúc này để định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời như sau:

2.1. Người hưởng di sản thừa kế số 1:

Họ và tên Ông (Bà): NGUYỄN VĂN C

Sinh Ngày:………………………

CMTND số……………… Nơi cấp…………………….. Ngày cấp…………..

HKTT:……………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………

Giá trị di sản và loại di sản được hưởng thừa kế: ………………………………

2.2. Người hưởng di sản thừa kế số 2:

Họ và tên Ông (Bà): NGUYỄN THỊ D

Sinh Ngày:……………………………………

CMTND số……………… Nơi cấp…………………….. Ngày cấp…………..

HKTT:……………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………

Giá trị di sản và loại di sản thừa kế được hưởng: ……………………………….

3. Người thừa kế thực hiện nghĩa vụ

Ông NGUYỄN VĂN C có trách nhiệm thực hiện phần nghĩa vụ…………………… của tôi với Ông/Bà: Nguyễn Thị E vào thời điểm mở thừa kế. Sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ với bà E, ông C mới được nhận phần di sản của mình.

II. Bản di chúc này thay thế cho bản di chúc số 01 ngày    /       /      tại …………………………………………………………………………………………………….

(Trường hợp đây là lần đầu tiên lập di chúc thì bỏ qua nội dung này).

III. Danh sách người làm chứng (Nếu có)

………………, ngày       tháng      năm                          

                                                                                                          

                                                                   Người lập di chúc

Hy vọng với những chia sẻ ở trên của công ty Luật Hùng Sơn về di chúc có được thêm điều kiện không?, quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong trường hợp Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào khác cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ với công ty Luật chúng tôi qua hotline 19006518 để được các chuyên viên, luật sư của chúng tôi tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn