Con mấy tuổi mẹ được quyền nuôi theo quy định

Việc giành quyền nuôi con sau ly hôn được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu các cách để thực hiện việc này. Con mấy tuổi mẹ được quyền nuôi theo quy định sẽ được Luật Hùng Sơn giới thiệu ở bài viết sau đây các bạn tham khảo:

Quảng cáo

Tư vấn con mấy tuổi mẹ được quyền nuôi

Pháp luật về hôn nhân gia đình quy định rất rõ về quyền nuôi con khi ly hôn sẽ căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cụ thể như sau:

Sau khi thực hiện xong thủ tục ly hôn, cha và mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các con chưa thành niên hay con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản để có thể tự thực hiện việc nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ và chồng sẽ thỏa thuận với nhau về người trực tiếp thực hiện việc nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với các con; trường hợp vợ và chồng không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì sẽ phải xem xét nguyện vọng hỏi ý kiến của con muốn theo ai.

Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện và khả năng để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có sự thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

con mấy tuổi mẹ được quyền nuôi

Cách giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Để giành quyền nuôi con một cách hợp pháp thì giữa 2 vợ chồng sẽ cần chứng minh được người nào có đầy đủ những điều kiện sau đây:

Thứ nhất, điều kiện về vật chất

Căn cứ để chứng minh sẽ là thu nhập thực tế của 2 người.

Có công việc ổn định và môi trường sinh hoạt cũng như các điều kiện về học tập cho con đảm bảo, có nhà ở hợp pháp.

Quảng cáo

Để có thể chứng minh được mình có đầy đủ điều kiện vật chất thì cần có mức thu nhập cao hơn so với người kia để đảm bảo nuôi dưỡng tốt cho con. Ngoài ra, để giành được quyền nuôi con cần phải cung cấp các giấy tờ chứng thực đi kèm như: hợp đồng lao động, sao kê bảng lương, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Thứ hai, điều kiện về mặt tinh thần:

Điều kiện này thì không có quy chuẩn để xem xét đánh giá cụ thể chi tiết chỉ dựa trên tình cảm dành cho con cái, nhân cách đạo đức, thời gian để dạy dỗ cũng như chăm sóc con, thời gian vui chơi cùng con…của bố hoặc mẹ.

Lưu ý khi mẹ giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Khi mẹ muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn thì cần lưu ý như sau:

Trường hợp 1: con đang dưới 36 tháng tuổi

Khi đó, con sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp thực hiện việc nuôi và người chồng sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Lưu ý: Khi chứng minh được người mẹ không có đầy đủ các điều kiện để có thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái (mẹ bị mắc các bệnh về tâm thần làm mất đi khả năng nhận thức và điều khiển hành vi hoặc mẹ có tư cách đạo đức suy đồi; thường xuyên đánh đập hành hạ con; hoặc các trường hợp giữa cha mẹ có thỏa thuận khác để phù hợp với lợi ích của con thì con sẽ không giao cho người mẹ.

Trường hợp 2: Đối với con từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi

Cần lưu ý quyền nuôi con trước hết sẽ là theo sự thỏa thuận giữa vợ hoặc chồng. Pháp luật luôn tôn trọng về sự thỏa thuận giữa các đương sự với nhau. Tuy nhiên, nếu không thể thỏa thuận được về quyền nuôi con sau khi ly hôn; lúc này Tòa án sẽ quyết định dựa trên cơ sở các phương diện khác nhau như: khả năng kinh tế; phẩm chất đạo đức; nghề nghiệp; nơi sinh sống… để giao con cho một trong hai bên trực tiếp thực hiện nuôi dưỡng.

Trường hợp 3: Đối với con từ đủ 7 tuổi trở lên

Cần lưu ý quyền nuôi con sẽ thuộc về ai sẽ dựa chủ yếu trên nguyện vọng của con vì lúc này con đã có thể nhận thức, cân nhắc về việc muốn sống cùng bố hay cùng mẹ. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên sẽ phải bảo đảm thân thiện và phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành cũng như khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên. Mặt khác, Tòa án sẽ vẫn dựa trên các yếu tố khác để có thể xem xét về quyền nuôi con trong trường hợp này để nhằm đảm bảo rằng các con luôn được phát triển trong môi trường bình thường và điều kiện thuận lợi nhất. Người không trực tiếp thực hiện việc nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn về Con mấy tuổi mẹ được quyền nuôi theo quy định. Hãy liên hệ ngay đến số Hotline: 1900 6518 của Luật Hùng Sơn, nếu Quý khách hàng đang có vướng mắc về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn