Căn cứ thuận tình ly hôn theo đúng quy định

Thuận tình ly hôn là như thế nào? Căn cứ thuận tình ly hôn theo đúng quy định gồm những gì? Hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu nhé.

Quảng cáo

Thuận tình ly hôn là gì?

Thuận tình ly hôn được hiểu là trường hợp ly hôn mà cả hai vợ chồng cùng nhau yêu cầu chấm dứt hôn nhân và được thể hiện bằng đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng.

Trong trường hợp trên, do bản chất của việc hai bên đã thỏa thuận được đối với việc ly hôn nên thường là đã có thỏa thuận trước về các vấn đề như: chia tài sản và quyết định người chăm sóc con cái. Mặc dù vậy, cũng có một số trường hợp không có thỏa thuận.

căn cứ thuận tình ly hôn

Căn cứ thuận tình ly hôn

Cơ sở pháp lý

Hệ thống các quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ năm 1945 đến nay với những căn cứ ly hôn ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn, đây là cơ sở pháp lí để tòa án giải quyết các vụ án kiện ly hôn. Cơ sở để quy định các căn cứ ly hôn dựa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin đó là thể hiện quyền tự do kết hôn của nam nữ với mục đích xác lập quan hệ vợ chồng và dựa vào quyền tự do ly hôn của hai vợ chồng nhằm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng cũng như quyền tự do ly hôn theo đúng bản chất của một sự kiện – đó là chấm dứt hôn nhân.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (tại Điều 55 và Điều 56) đã quy định căn cứ của việc ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có sự đan xen giữa quy định về căn cứ ly hôn vào các quy định về thuận tình ly hôn hoặc là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Theo đó, căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 của Nhà nước ta được quy định dựa theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, có các cơ sở khoa học và thực tiễn kiểm nghiệm từ trước đến nay.

Căn cứ ly hôn khi thuận tình ly hôn

Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì theo đó, trong trường hợp cả hai vợ chồng có yêu cầu về thuận tình ly hôn, sự tự nguyện giữa hai vợ chồng khi yêu cầu chấm dứt cuộc hôn nhân là một căn cứ để quyết định việc chấm dứt hôn nhân. Bên cạnh đó, ngoài ý chí thật sự tự nguyện về việc xin thuận tình ly hôn của vợ chồng, còn đòi hỏi hai vợ chồng còn phải có sự thoả thuận về chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng và chăm sóc cũng như giáo dục con trên cơ sở đảm bảo các quyền lợi chính đáng của vợ và con, nếu như vợ chồng không thoả thuận được hoặc sự thoả thuận đó nhưng không bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con thì Tòa án sẽ ra quyết định giải quyết việc ly hôn.

Sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng thể hiện bằng đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn do cả hai người cùng ký. Vợ chồng tự nguyện ly hôn phải vào cơ sở họ thật sự mong muốn việc chấm dứt quan hệ hôn nhân. Đối với trường hợp vợ chồng tự nguyện ly hôn nhưng là để chấm dứt việc ly hôn về mặt pháp lý với mục đích trốn tránh nghĩa vụ về tài sản, vi phạm các chính sách, pháp luật về dân số hoặc là để đạt được mục đích khác mà không phải nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng còn trên thực tế thì là ly hôn giả và Tòa án không thể thực hiện công nhận thuận tình ly hôn cho họ. Như vậy, trong thuận tình ly hôn thì yếu tố tự nguyện thực sự của vợ và chồng là điều kiện tiên quyết để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Căn cứ ly hôn khi ly hôn theo yêu cầu một bên

Theo Điều 56 của Luật HN&GĐ năm 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên là một căn cứ để ly hôn. Đối với trường hợp này, chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc là cha, mẹ hoặc người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được việc chấm dứt quan hệ hôn nhân. Theo đó, khi ly hôn theo yêu cầu của một bên thì Tòa án cần phải dựa vào một trong ba căn cứ dưới đây:

Thứ nhất, căn cứ ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu việc ly hôn mà hòa giải tại Tòa án thực hiện không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu như có căn cứ về việc vợ, chồng có những hành vi về bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng các quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân không thể đạt được.

Đánh giá về tình trạng vợ chồng đã rơi vào mức trầm trọng, đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài và mục đích hôn hôn nhân không thể đạt được phải dựa trên cơ sở nhận định rằng: Vợ và chồng không còn yêu thương nhau; những mâu thuẫn giữa hai người sâu sắc đến mức không thể thực hiện hòa giải được; quan hệ vợ chồng rạn nứt đến mức không thể hàn gắn được; việc vợ chồng tiếp tục chung sống với nhau là bất hạnh lớn đối với vợ chồng, ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của các thành viên trong gia đình, nhất là tới việc chăm sóc và giáo dục con cái; sự tồn tại quan hệ hôn nhân đó không thể tạo nên một gia đình ấm no, bình đẳng và tiến bộ, hạnh phúc.

Để có thể đưa ra được nhận định trên thì cần phải dựa vào những biểu hiện thực tế trong quan hệ vợ và chồng dựa vào thái độ và hành vi của vợ, chồng. Nếu vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc là vi phạm nghiêm trọng các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng dẫn đến mối quan hệ vợ chồng rơi vào trầm trọng, đời sống chung không thể tiếp tục kéo dài, mục đích hôn nhân không thể đạt được thì Tòa án sẽ tiến hành giải quyết cho ly hôn

Thứ hai, căn cứ ly hôn đối với trường hợp vợ hay chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích có yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Nếu vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích thì Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án sẽ được coi là một căn cứ để giải quyết ly hôn nếu như người chồng hoặc vợ bị tuyên bố mất tích yêu cầu giải quyết ly hôn.

Thủ tục thuận tình ly hôn

Thủ tục thuận tình ly hôn được thực hiện theo quy trình như sau:

Viết đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Chuẩn bị bộ hồ sơ để nộp tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.

Gửi đơn tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn

Khi vợ chồng có mong muốn ly hôn thì nộp đơn trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến Tòa án cấp huyện đó là thủ tục ly hôn trong nước; Tòa án cấp tỉnh nếu như giải quyết thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài;

Quảng cáo

Nộp lệ phí

Sau khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày thì Chánh án Tòa án sẽ phân công một Thẩm phán giải quyết. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về việc nộp lệ phí và trong thời hạn 05 ngày thì hai vợ chồng phải thực hiện xong.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, các đương sự sẽ được thông báo đối với việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và tiến hành mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng.

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng tính kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian đó, Tòa án sẽ phải tiến hành thủ tục hòa giải căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành việc hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ đối với con, trách nhiệm cấp dưỡng…

Nếu như hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau. Khi đó, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của vợ chồng.

Nếu như hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn thực hiện ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.

Thời gian giải quyết thuận tình ly hôn là bao lâu?

Thông thường, trong thời hạn từ 2 – 4 tháng kể từ ngày thụ lý, tùy theo từng trường hợp tòa án ra một trong các quyết định như sau: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (đoàn tụ hoặc thuận tình ly hôn); Đình chỉ giải quyết vụ án; Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; hoặc đưa vụ án ra xét xử (đối với trường hợp có tranh chấp về con hoặc tài sản) căn cứ tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc tính kể từ ngày ra quyết định về việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Trong thời hạn 01 tháng tính kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì tòa án phải mở phiên tòa.

Sau 15 ngày tính kể từ ngày xét xử, nếu như không có kháng cáo, kháng nghị, Bản án hoặc Quyết định của Tòa án sẽ có hiệu lực thi hành.

Qua đây, có thể thấy rằng thời gian giải quyết thủ tục ly hôn thông thường từ 4 – 6 tháng, thủ tục đồng thuận ly hôn sẽ được tiến hành nhanh hơn so với trường hợp ly hôn đơn phương.

Luật Hùng Sơn hỗ trợ giải quyết thuận tình ly hôn

Nếu tự mình thực hiện thủ tục ly hôn sẽ rất mất thời gian để tìm hiểu thủ tục và quy trình giải quyết khá phức tạp. Chính vì vậy, để giảm thiểu những khó khăn, Luật Hùng Sơn còn tư vấn, hỗ trợ giải quyết thủ tục ly hôn. Cụ thể:

  • Tư vấn, hướng dẫn về thủ tục ly hôn trong và ngoài nước thông qua tổng đài 1900 6518;
  • Luật sư tư vấn những hình thức giải quyết ly hôn (như: Đơn phương ly hôn hoặc Thuận tình ly hôn) để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ tranh chấp tài sản, tranh chấp về quyền nuôi con,…;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Sơn về vấn đề Căn cứ thuận tình ly hôn theo đúng quy định. Hi vọng với những thông tin trên là hữu ích với bạn. Trong trường hợp còn vướng mắc hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ tổng đài pháp luật của Luật Hùng Sơn 1900 6518 để Luật sư hỗ trợ nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn