Kết hôn giả tạo là gì, kết hôn giả tạo, kết hôn giả, ly hôn giả tạo, đồng nghĩa với giả tạo, giấy chứng nhận ly hôn giả, làm giấy đăng ký kết hôn giả, làm giấy chứng nhận kết hôn giả, làm giấy ly hôn giả. Chế độ hôn nhân ở nước ta được pháp luật hôn nhân và gia đình tôn trọng, xác lập và bảo vệ bằng các quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản luật khác có liên quan hướng dẫn thi hành.
Tuy nhiên, ngoài việc quy định và bảo vệ chế độ hôn nhân giữa vợ và chồng thì còn cấm những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về hôn nhân và gia đình, cấm những hành vi ấy một cách hoàn toàn và triệt để để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của từng cá nhân trong hôn nhân một cách tốt nhất. Và trong những hành vi được pháp luật hôn nhân và gia đình cấm ấy, thì kết hôn giả tạo và ly hôn giả tạo là một trong những hành vi cấm nhưng vẫn đang diễn ra rất rộng.
Căn cứ vào Điểm a Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình về các quy định để bảo vệ chế độ hôn nhân ở nước ta một cách tốt nhất, việc cấm hành vi ấy được quy định cụ thể như sau:
Cấm hành vi kết hôn giả tạo
– Căn cứ vào Khoản 11 Điều 3 về giải thích từ ngữ trong hôn nhân và gia đình thì việc kết hôn giả tạo là việc mà lợi dụng tình trạng kết hôn để có thể xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài; để có thể hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được những mục đích mà xây dựng gia đình theo pháp luật hôn nhân và gia đình.
– Tức là việc kết hôn ở đây không xuất phát từ việc muốn xây dựng một gia đình trên cơ sở tình yêu nam nữ và chung sống lâu dài, mà xuất phát từ những mục đích khác nhau mà theo đó việc kết hôn giúp họ đạt được lợi ích cá nhân và những điều kiện khác để có thể hợp pháp hành vi của mình. Điều đó là trái với chế độ hôn nhân được quy định.
– Việc kết hôn giả tạo xảy ra là trái với pháp luật hôn nhân và gia đình, tuy nhiên về hình thức là vẫn đáp ứng đầy đủ về thủ tục cũng như các điều kiện khác để có thể được cấp giấy chứng nhận kết hôn, tuy nhiên thời gian họ trong thời kỳ hôn nhân là không lâu dài và họ sẽ hoàn toàn tách biệt như những người không trong quan hệ vợ chồng như là sẽ ly hôn sau khi các mục đích cá nhân, những thỏa thuận riêng khác đạt được.
– Vì hành vi này đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu hình thức về mặt pháp lý bởi họ đã có sự chuẩn bị, sự dàn dựng để có thể hợp pháp hóa việc kết hôn ấy thể hiện rõ ở giấy đăng ký kết hôn được đăng ký đúng thẩm quyền và các điều kiện khác. Việc xử lý kết hôn giả tạo chỉ có thể được giải quyết bằng cách ly hôn theo thủ tục do pháp luật định, hoặc sẽ có quyết định của Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật, hoặc trong một số trường hợp cụ thể sẽ có thể xử phạt theo quy định của Luật khác có liên quan.
Cấm hành vi ly hôn giả tạo
- Căn cứ vào Khoản 15 Điều 3 về giải thích từ ngữ trong hôn nhân và gia đình thì thuật ngữ ly hôn giả tạo là việc mà lợi dụng ly hôn để có thể trốn tránh nghĩa vụ về tài sản, vi phạm các chính sách, pháp luật về dân số hoặc nhằm đạt được mục đích nào đó không nhằm vào mục đích muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân.
- Như vậy, có thể thấy việc tại sao pháp luật hôn nhân và gia đình lại cấm hành vi này là do mục đích muốn ly hôn không phải vì những mục đích bình thường dẫn đến muốn chấm dứt tình trạng hôn nhân giữa vợ chồng, mà thực chất là dù muốn tiếp tục duy trì hôn nhân nhưng vẫn phải ly hôn vì mục đích khác trái với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan.
- Việc xử lý tình trạng ly hôn giả tạo này được pháp luật tiến hành theo thủ tục ly hôn như bình thường nếu đáp ứng được các nội dung cần thiết về mặt giấy tờ bởi họ đã có sự chuẩn bị. Tuy nhiên, việc Tòa án giải quyết cho vợ chồng ly hôn giả tạo cũng đồng nghĩa với quan hệ hôn nhân thực sự giữa họ đã chấm dứt và việc quyền lợi và các lợi ích khác trong thời kỳ hôn nhân sẽ không được pháp luật hôn nhân và gia đình bảo vệ. Ngoài ra, việc ly hôn giả tạo thuộc một trong những điều pháp luật cấm nên sẽ có các hành vi xử phạt theo quy định hành chính.
Kết luận: Để bảo đảm được quyền lợi và lợi ích của vợ chồng trong chế độ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã có những quy định cấm hành vi kết hôn giả tạo và ly hôn giả tạo cũng như các biện pháp xử lý và các biện pháp xử phạt đối với hành vi cấm ấy. Và theo như pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam, công dân Việt Nam cũng như các thành phần dân cư khác không được làm theo điều luật cấm bởi sẽ xảy ra những hậu quả bất lợi ảnh hưởng đến xã hội.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Sau ly hôn phụ nữ nên làm gì? 5 điều Nhất Định phải làm - 27/05/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 27/05/2023