Các loại thuế doanh nghiệp tư nhân phải nộp gồm những gì?

Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp hiện nay. Bạn có những ý tưởng kinh doanh đột phá và muốn biến chúng thành hiện thực. Bạn muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân nhưng không biết những quy định về thuế đối với doanh nghiệp tư nhân.

Quảng cáo

Khi thành lập doanh nghiệp tư vân cần nộp các loại thuế gì? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn

Thuế doanh nghiệp tư nhân

Tương tự các loại hình doanh nghiệp khác, một trong những nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp sau khi thành lập là nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính.  Các nghĩa vụ thuế, tài chính mà doanh nghiệp cần nộp gồm: Lệ phí môn bài; Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lệ phí môn bài là gì?

Trước đây, lệ phí môn bài còn có tên gọi là thuế môn bài. Thuế môn bài là một loại thuế trực thu dựa trên số vốn điều lệ trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc là số vốn đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc là số doanh thu trên năm.

Tuy nhiên, thuật ngữ “Thuế môn bài” chỉ được sử dụng đến trước thời điểm 01/01/2017. Từ ngày 01/01/2017, không còn sử dụng thuật ngữ “Thuế môn bài” nữa mà thay thế bằng thuật ngữ “Lệ phí môn bài”  (Luật phí và lệ phí năm 2015).

Lệ phí môn bài là một trong những khoản thu trực tiếp vào ngân sách nhà nước. Đây là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp để được tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tương tự các loại hình doanh nghiệp khác, Lệ phí môn bài cần được đóng định kỳ mỗi năm.

Doanh nghiệp tư nhân tiến hành khai lệ phí môn bài khi nào?

  • DNTN khai lệ phí một bài một lần khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  • Trường hợp mới thành lập doanh nghiệp tư nhân nhưng chưa hoạt động thì doanh nghiệp phải kê khai lệ phí môn bài trong hạn 30 ngày, tính từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh.
  • Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm. Hoặc ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ kê khai đối với lệ phí môn bài.

Vậy nếu doanh nghiệp tư nhân không nộp hoặc nộp chậm lệ phí môn bài thì sao?

  • Nếu không thực hiện hoặc quá hạn mà doanh nghiệp tư nhân không thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài thì doanh nghiệp có thể phải chịu xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. (Quy định chi tiết tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ)
  • Trường hợp doanh nghiệp tư nhân chậm nộp tiền Lệ phí môn bài, số tiền phạt do chậm nộp Lệ phí môn bài được tính bằng 0,05 % của Số tiền thuế chậm nộp nhân với số ngày chậm nộp.

Như vậy, thời gian chậm nộp càng lâu thì số tiền phạt cho doanh nghiệp tư nhân càng lớn.

các loại thế doanh nghiệp tư nhân phải nộp

Mức thu lệ phí môn bài

Nghị định 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về lệ phí môn bài. Theo đó, tại Điều 4 Nghị định quy định mức đóng lệ phí môn bài đối với tổ chức- đã gồm doanh nghiệp tư nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:

  • Nếu vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân Trên 10 tỷ đồng- Mức lệ phí môn bài cần nộp là 3.000.000 đồng/năm;
  • Nếu vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân Từ 10 tỷ đồng trở xuống- Mức lệ phí môn bài cần nộp là 2.000.000 đồng/năm;
  • Đối với Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác- Mức lệ phí môn bài cần nộp là 1.000.000 đồng/năm.

Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có chi nhánh hay văn phòng đại diện,… do đó, mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp tư nhân chỉ cần căn cứ vào số vốn điều lệ. Nếu vốn dưới 10 tỷ, mỗi năm cần nộp 2.000.000 đồng lệ phí môn bài. Vốn trên 10 tỷ, mỗi năm cần nộp 3.000.000 đồng lệ phí môn bài.

Ngoài ra, cần lưu ý đối với doanh nghiệp tư nhân mới thành lập năm đầu sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập (Từ 01/01 đến 31/12 năm đầu tiên)

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, thường được biết đến với tên gọi VAT hay thuế VAT. Thuế giá trị gia tăng được áp trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ mà không phải là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng thực chất do người tiêu dùng chi trả khi. Tuy vậy, người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Doanh nghiệp tư nhân là tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp tư nhân cũng là một trong những đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.

Tính thuế giá trị gia tăng

Hiện nay, có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:

Phương pháp khấu trừ:

  • Số thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp tư nhân phải nộp được tính bằng hiệu Số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ đi Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ.
  • Trong đó, Số thuế đầu ra là Tổng số thuế giá trị gia tăng bán ra trên hóa đơn; Số thuế đầu vào là Tổng số thuế giá trị gia tăng mua vào trên hóa đơn.

Phương pháp trực tiếp:

  • Số thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp tư nhân phải nộp được tính bằng Số % tỷ lệ tính thuế nhân với Doanh thu.
  • Trong đó, doanh thu được đề cập là tổng số tiền bán ra của hàng hóa/dịch vụ thực tế trên hóa đơn.

Tỷ lệ % để tính thuế được tính dựa trên hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, cụ thể:

Áp dụng tỷ lệ 1 % đối với hoạt động phân phối, cung ứng hàng hóa;

Áp dụng tỷ lệ 5% đối với hoạt động Dịch vụ, xây dựng không gồm nguyên liệu, vật liệu;

Áp dụng tỷ lệ 3% đối với hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu;

Quảng cáo

Áp dụng tỷ lệ 2% đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh khác.

Hiện nay, đại đa số các doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ. Doanh nghiệp tư nhân nếu mới đi vào hoạt động thì có thể thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý.

Sau 12 tháng sản xuất, kinh doanh, Từ những năm tiếp theo căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp để thực hiện việc kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý hoặc theo tháng.

Thời hạn kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân như sau:

  • Nếu doanh nghiệp tư nhân kê khai thuế theo tháng, hạn nộp là 20 ngày tính từ ngày cuối cùng của tháng;
  • Nếu doanh nghiệp tư nhân kê khai theo quý, hạn nộp là 30 ngày tính từ ngày cuối cùng của quý;

Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp tư nhân chính là thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những sắc thuế bắt buộc với đối tượng là doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân là đối tượng được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp tư nhân thuộc đối tượng phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khác với Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng là loại thuế trực thu và tính dựa trên phần thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi hợp pháp liên quan đến thu nhập của doanh nghiệp tư nhân.

Tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC đề cập như sau:

Thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính = (Thu nhập tính thuế- Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất Thu nhập doanh nghiệp.

Trong đó, Thu nhập tính thuế được tính bằng Thu nhập chịu thuế trừ đi thu nhập miễn thuế và các khoản lỗ kết chuyển từ các năm trước;

Thu nhập chịu thuế được tính = (Doanh thu – Chi phí) + Thu nhập chịu thuế khác;

Theo quy định mới nhất, thu nhập được miễn thuế của doanh nghiệp gồm 12 loại thu nhập quy định tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các khoản lỗ kết chuyển: Là số chênh lệch  âm về thu nhập tính thuế, không gồm các khoản lỗ kết chuyển từ các năm trước.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp gồm các mức:

  • 20% áp dụng với các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp tư nhân;
  • 32%-50% áp dụng với doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên;
  • 50% áp dụng với doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ tài nguyên hiếm.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập của mỗi cá nhân trong trường hợp thu nhập của cá nhân thuộc các trường hợp phải nộp thuế. Đối với người lao động của doanh nghiệp, nếu có thu nhập chịu thuế thì cũng là đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ đại diện cho người lao động tiến hành kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế.

Chỉnh bởi vậy, doanh nghiệp cần thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động trước khi chi trả thu nhập và có nhiệm vụ kê khai, nộp tiền thuế thu nhập cá nhân lao động vào ngân sách nhà nước.

Về việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động, Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định:

  • Đối với cá nhân cư trú có HĐLĐ từ 03 tháng trở lên: Doanh nghiệp tư nhân thực hiện khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ.
  • Đối với cá nhân cư trú có HĐLĐ < 03 tháng hoặc không có HĐLĐ: Doanh nghiệp khấu trừ trực tiếp 10% trước khi trả lương (có tổng mức chi trả từ 2 triệu trở lên), không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN  để doanh nghiệp trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.
  • Cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi doanh nghiệp tư nhân chi trả thu nhập cho người lao động

Một vài loại thuế khác

Như vậy, 1 loại lệ phí và 3 loại thuế trên là các nghĩa vụ tài chính cơ bản doanh nghiệp tư nhân cần kê khai, thực hiện trong suốt quá trình hoạt động.

Bên cạnh những nghĩa vụ tài chính trên, tùy vào từng hoạt động cụ thể của doanh nghiệp tư nhân mà sẽ có những loại thuế, nghĩa vụ tài chính khác như thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…

Trên đây là bài viết tìm hiểu về các loại thuế, lệ phí mà doanh nghiệp tư nhân cần tìm hiểu và thực hiện trong quá trình thành lập và hoạt động. Qua bài viết này giúp trả lời câu hỏi “Các loại thuế doanh nghiệp tư nhân phải nộp gồm những gì?” và cách tính các loại thuế này.

Trường hợp cần tư vấn chi tiết cho trường hợp cụ thể, vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc gọi điện qua Tổng đài tư vấn: 1900.6518 để được hỗ trợ kịp thời. 

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn