Cách lập báo cáo tài chính mới nhất hiện nay

Cách lập báo cáo tài chính? Với các lãnh đạo và nhân viên kế toán của một công ty thì một trong những nghiệp vụ không thể thiếu là việc lập, đọc và phân tích báo cáo tài chính (BCTC). Vậy báo cáo tài chính là gì? Báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân là gì? Nội dung của báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân gồm những gì? Hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu về những thông tin này thông qua bài viết dưới đây.

Quảng cáo

Báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân là gì?

Khái niệm

Báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân là hệ thống các bảng biểu mô tả thông tin về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính và các luồng tiền của doanh nghiệp tư nhân. Báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình vốn chủ sở hữu, tình hình tài sản, và nợ phải trả cũng như kết quả kinh doanh, tình hình tài chính trong kỳ của doanh nghiệp đó. Nói theo một cách dễ hiểu thì báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân là một phương tiện nhằm trình bày thực trạng tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp tư nhân tới những người quan tâm như chủ doanh nghiệp, nhà cho vay, nhà đầu tư, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…

báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân cần lập BCTC khi nào, lập loại BCTC nào

–Thứ nhất là lập BCTC năm: Theo quy định của pháp luật về thuế thì tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trực thuộc các ngành đều phải lập và trình bày BCTC năm. BCTC năm phải được lập theo dạng đầy đủ.

– Thứ hai là lập BCTC giữa niên độ (hay còn gọi là BCTC bán niên, BCTC quý)

Theo đó, các doanh nghiệp khác không phải là do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng thì được khuyến khích lập BCTC giữa niên độ. Tuy nhiên, việc làm này là không bắt buộc. BCTC giữa niên độ được lập dưới dạng tóm lược hoặc dạng đầy đủ. .

Thời hạn nộp

Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Chính vì vậy là một loại hình doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân cũng phải thực hiện việc lập báo cáo tài chính năm. Căn cứ vào khoản 3 điều 29 Luật kế toán 2015, thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tư nhân là trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật về thuế.

Nội dung cần có trong báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân

Về mặt nội dung thì báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân cũng như báo cáo tài chính của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào khác, đều phải đảm bảo các nội dung cơ bản như:

– Trình bày được tình hình về chi phí, về doanh thu cũng như lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

– Trình bày được thông tin về nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán.

– Đồng thời, mọi sự biến động liên quan đến hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính hay mọi sự thay đổi trọng yếu liên quan đến các phương pháp, nguyên tắc kế toán mà doanh nghiệp áp dụng cũng phải được doanh nghiệp trình bày ở phần thuyết minh báo cáo tài chính.

– Sự biến động, thay đổi của các luồng tiền ra, luồng tiền vào sẽ được doanh nghiệp tư nhân trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân mới nhất

  • Mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân được ban hành ở phụ lục II, kèm theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:
Đơn vị báo cáo: …………………

Địa chỉ: ……………………………

Mẫu số B01a – DNN

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Tại ngày… tháng … năm …

(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)

Quảng cáo

Đơn vị tính: ………….

CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm
1 2 3 4 5
TÀI SẢN        
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110      
II. Đầu tư tài chính 120      
1. Chứng khoán kinh doanh 121      
2. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 122      
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 123      
4. Dự phòng tổn thất đầu tư tài chính (*) 124   (…) (…)
III. Các khoản phải thu 130      
1. Phải thu của khách hàng 131      
2. Trả trước cho người bán 132      
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 133      
4. Phải thu khác 134      
5. Tài sản thiếu chờ xử lý 135      
6. Dự phòng phải thu khó đòi (*) 136   (…) (…)
IV. Hàng tồn kho 140      
1. Hàng tồn kho 141      
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 142   (…) (…)
V. Tài sản cố định 150      
– Nguyên giá 151      
– Giá trị hao mòn lũy kế (*) 152   (…) (…)
VI. Bất động sản đầu tư 160      
– Nguyên giá 161      
– Giá trị hao mòn lũy kế (*) 162   (…) (…)
VII. XDCB dở dang

VIII. Tài sản khác

1. Thuế GTGT được khấu trừ

2. Tài sản khác

170

180

181

182

     
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

(200=110+120+130+140+150+160+170+180)

200      
NGUỒN VỐN        
I. Nợ phải trả

1. Phải trả người bán

2. Người mua trả tiền trước

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

4. Phải trả người lao động

5. Phải trả khác

6. Vay và nợ thuê tài chính

7. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh

8. Dự phòng phải trả

9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

10. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

II. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn góp của chủ sở hữu

2. Thặng dư vốn cổ phần

3. Vốn khác của chủ sở hữu

300

311

312

313

314

315

316

317

318

319

320

400

411

412

413

     
4. Cổ phiếu quỹ (*)

5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

414

415

416

417

  (…) (…)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

(500=300+400)

500      

 

NGƯỜI LẬP BIỂU(Ký và ghi rõ họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG(Ký và ghi rõ họ tên) ……., ngày … tháng … năm …

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn điền BCTC theo mẫu trên:

(1) Những chỉ tiêu không có số liệu sẽ được miễn trình bày, tuy nhiên không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.

(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn .

(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số đầu năm” có thể ghi là “01.01.X”; “Số cuối năm” có thể được ghi là “31.12.X”.

(4) Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán và tên của đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp tư nhân

BCTC yêu cầu cao về sự chính xác, minh bạch, rõ ràng và tuân thủ đúng theo các quy tắc đã được ban hành. Do đó, khi thực hiện BCTC, người làm BCTC phải nắm rõ các kiến thức, tìm hiểu kỹ càng về mọi thông tin để thực hành báo cáo cho đúng. Sau đây là những lưu ý khi lập BCTC cho doanh nghiệp tư nhân mà bạn cần nắm:

– Cần đảm bảo được tính nhất quán trong việc trình bày các số liệu và chia khoản mục ở từng kỳ cho BCTC. Nếu như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân không có sự thay đổi gì quá lớn, thì về cơ bản, bố cục chung của BCTC phải có sự tương đồng qua mỗi kỳ.

– Các số liệu kế toán cần được trình bày theo một phương thức để khi so sánh giữa các kỳ với nhau dễ dàng hơn. 

– Công nợ và tài sản của doanh nghiệp tư nhân phải được trình bày riêng và bù trừ chỉ được thực hiện đối với chi phí, doanh thu, lỗ lãi hoặc các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp.

– Để thuận tiện hơn cho việc theo dõi thì người lập BCTC nên sắp xếp và phân biệt rõ ràng những khoản mục nào là quan trọng và những khoản mục nào kém quan trọng hơn.

– Lập báo cáo tài chính trên điều kiện giả định doanh nghiệp tư nhân đang trong thời kỳ hoạt động bình thường, ổn định và sẽ tiếp tục hoạt động như vậy trong thời gian kế tiếp.

– BCTC còn phải nộp đúng kỳ hạn. Mọi sự chậm nộp BCTC dù là vì bất cứ lý do gì thì cũng đều có thể bị xử phạt hành chính. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân cần có sự chuẩn bị hết sức kĩ càng trước thời hạn phải nộp BCTC cho cơ quan chức năng. Việc chuẩn bị kĩ càng các thông tin sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành báo cáo sớm hơn và có thêm thời gian để kiểm tra lại mọi số liệu, mọi thông tin một lần nữa. Từ đó, tránh được việc xảy ra những sai sót ngoài ý muốn. 

Trên đây là các quy định của pháp luật về báo cáo tài chính doanh nghiệp tư nhân. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có một cái nhìn chi tiết hơn về quá trình lập BCTC cho doanh nghiệp tư nhân của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần tham khảo hay cần tư vấn về dịch vụ kế toán, dịch vụ làm báo cáo tài chính, hãy liên hệ với công ty Luật Hùng Sơn qua hotline 1900.6518 để được hỗ trợ giải đáp. Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn