Vấn đề thuế tiêu thụ đặc biệt luôn được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì đây là nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những doanh nghiệp mong muốn gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vì một số lý do khách quan. Và với những doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước hay lắp ráp ô tô trong nước, pháp luật cũng có quy định về thời hạn gia hạn và trình tự thủ tục thực hiện gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp quy định về vấn đề này để giúp bạn đọc được hiểu rõ hơn.
1. Thời hạn gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Đối tượng được gia hạn sẽ là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Căn cứ theo Điều 3 của Nghị định số 109/2020/NĐ-CP có quy định gia hạn thời hạn nộp thuế cụ thể như sau:
– Thời hạn để nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3 năm 2020: chậm nhất là ngày 20/9/2020.
– Thời hạn để nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 4 năm 2020: chậm nhất là ngày 20/10/2020.
– Thời hạn để nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5 năm 2020: chậm nhất là ngày 20/11/2020.
– Thời hạn để nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6 năm 2020: chậm nhất là ngày 20/12/2020.
– Thời hạn để nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 7 năm 2020: chậm nhất là ngày 20/12/2020.
– Thời hạn để nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 8 năm 2020: chậm nhất là ngày 20/12/2020.
– Thời hạn để nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 9 năm 2020: chậm nhất là ngày 20/12/2020.
– Thời hạn để nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10 năm 2020: chậm nhất là ngày 20/12/2020.
– Với một số trường hợp cụ thể sau:
- Trong trường hợp người nộp thuế khai bổ sung vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn, từ đó dẫn đến tăng số tiêu thụ đặc biệt phải nộp vào ngân sách và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn như trên thì số thuế sẽ được gia hạn bao gồm có cả số thuế phải nộp tăng thêm từ việc kê khai bổ sung.
- Trong trường hợp người nộp thuế thuộc vào đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai và nộp Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo các quy định của pháp luật hiện hành, nhưng chưa phải nộp vào cơ quan thuế số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh từ trên Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đã kê khai.
- Trong trường hợp doanh nghiệp có các đơn vị trực thuộc hay chi nhánh thực hiện việc kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với đơn vị trực thuộc hay chi nhánh thì các đơn vị trực thuộc hay chi nhánh ấy cũng sẽ thuộc vào đối tượng được gia hạn nộp thuế. Trong trường hợp mà đơn vị trực thuộc hay chi nhánh của doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất hoặc là lắp ráp ô tô thì đơn vị trực thuộc, chi nhánh ấy sẽ không thuộc vào đối tượng được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Trình tự và thủ tục thực hiện
Gửi Giấy đề nghị đến cơ quan thuế:
– Người nộp thuế sẽ gửi Giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế theo Mẫu của Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định số 109/2020/NĐ-CP.
– Có thể gửi bằng phương thức điện tử hoặc là gửi bản giấy trực tiếp đến cho cơ quan thuế, có thể gửi qua bưu điện.
– Người lao động phải gửi Giấy đề nghị trực tiếp một lần cho toàn bộ các kỳ được được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định. Trong trường hợp mà Giấy đề nghị không nộp cùng một thời điểm với việc nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt thì thời hạn nộp giấy đề nghị sẽ chậm nhất là ngày 30/9/2020, và cơ quan thuế vẫn sẽ thực hiện gia hạn nộp thuế theo quy định.
Người nộp thuế sẽ phải tự xác định và tự chịu trách nhiệm về việc đề nghị gia hạn đảm bảo đúng với đối tượng được gia hạn. Nếu như người nộp thuế gửi Giấy đề nghị sau ngày 30/9/2020 thì sẽ không được gia hạn.
Cơ quan thuế giải quyết việc gia hạn:
– Cơ quan thuế không phải ra thông báo cho người nộp thuế khi chấp nhận gia hạn nộp thuế.
– Trong thời gian gia hạn, nếu như cơ quan thuế có cơ sở xác định người nộp thuế thuộc vào đối tượng được gia hạn thì sẽ có văn bản thông báo cho người nộp thuế ngừng gia hạn, người nộp thuế cũng sẽ phải nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp trong khoảng thời gian đã được gia hạn.
– Trong trường hợp sau khi đã hết thời gian gia hạn, nếu như cơ quan thuế phát hiện thông qua thanh tra, kiểm tra người nộp thuế không thuộc vào đối tượng được gia hạn thì người nộp thuế sẽ phải nộp số tiền thuế còn thiếu, số tiền phạt và cả tiền chậm nộp thuế.
Quy định về tiền chậm nộp thuế:
– Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, căn cứ Giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế, cơ quan thuế sẽ không tính số tiền chậm nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt được gia hạn.
– Trong trường hợp cơ quan thuế đã tính tiền chậm nộp thuế đối với các hồ sơ kê khai thuế thuộc vào trường hợp được phép gia hạn nộp thuế thì cơ quan thuế phải thực hiện điều chỉnh lại và không tính tiền chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trên đây là các quy định của pháp luật về gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất hay lắp ráp ô tô trong nước. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc gì về vấn đề này hoặc là có vướng mắc về vấn đề pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và cụ thể nhất.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023