Tư vấn thuế - kế toán

Quy định về xử phạt khi làm giả chứng từ kế toán

Đăng bởi
Ls. Nguyễn Minh Hải

Nghị định Số 41/2018/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với làm giả chứng từ kế toán sẽ có thể bị phạt lên tới 30 triệu đồng. Để hiểu rõ về vấn đề này, Luật Hùng Sơn xin gửi đến bạn đọc bài phân tích sau:

I. Căn cứ pháp lý.

– Luật kế toán 2015.

– Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

II. Cấu thành vi phạm làm giả chứng từ kế toán

Cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đầy đủ các yếu tố sau:

– Chủ thể: Người có đầy đủ năng lực hành vi hành chính

– Khách thể: Hành vi xâm hai trực tiếp đến hoạt động quản lý xã hội của nhà nước.

– Mặt chủ quan: chủ thể thực hiện với yếu tố lỗi trực tiếp

– Mặt khách quan: Bằng các hành vi như Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán hoặc làm giả chứng từ kế toán,…. mà các các nhân, tổ chức đả làm sai lệch nhằm trục lợi từ hành vi của minh.

Mức xử phạt với hành vi vi phạm

Tại điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định;

b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán;

c) Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu;

d) Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn;

đ) Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;

b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;

c) Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;

d) Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;

đ) Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;

e) Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;

g) Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

e) Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

c) Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;

d) Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.”

Từ đây có thể thấy đối với việc giả mạo chứng từ kế toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy thuộc và mức độ vi phạm của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000.

Trên đây là những quan điểm của chúng tôi về xử phạt khi làm giả chứng từ kế toán.. Để biết thêm những vấn đề liên quan và được sự tư vấn trực tiếp từ các luật sư của chúng tôi xin  hãy liên hệ với công ty Luật Hùng Sơn qua số điện thoại 1900.6518 hoặc qua website : https://luathungson.vn

>>> Có thể xử lý vi phạm sổ sách kế toán như thế nào?

Vui lòng đánh giá!

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 25/04/2020 09:46

Chia sẻ
Ls. Nguyễn Minh Hải

Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao. Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.

Đăng bởi
Ls. Nguyễn Minh Hải
  • Bài viết gần đây

    • Tin tức

    Bộ tài chính lý giải giá vé máy bay tăng cao

    Liên quan đến việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian vừa qua,… Đọc thêm

    04/05/2024
    • Tin tức

    Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày dịp Lễ Quốc Khánh 2024

    Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXB),… Đọc thêm

    01/05/2024
    • Giấy phép

    Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2024

    Đăng ký mã vạch sản phẩm giúp cho người dùng biết được nguồn gốc xuất… Đọc thêm

    30/04/2024
    • Doanh nghiệp

    Công ty liên doanh liên kết là gì?

    Hiện nay hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty không còn xa lạ.… Đọc thêm

    28/04/2024
    • Doanh nghiệp

    Tìm hiểu cổ đông có bao nhiêu loại?

    Tìm hiểu cổ đông có bao nhiêu loại? Quyền và nghĩa vụ của cổ đông… Đọc thêm

    26/04/2024
    • Thuế - kế toán

    Tìm hiểu bán rượu chịu thuế gì?

    Rượu là một trong những mặt hàng phổ biến, được tiêu thụ nhiều tại thị… Đọc thêm

    25/04/2024