logo

Giải mã về sự ra đời của nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại đã du nhập và phát triển tại thị trường Việt Nam từ lâu nhưng sự ra đời của nhượng quyền thương mại chưa được nhiều người biết đến. Bằng việc tìm hiểu nguồn gốc của hình thức kinh doanh độc đáo này qua các nguồn tài liệu uy tín, Luật Hùng Sơn xin cung cấp đến quý vị bài viết sau.

Quảng cáo

Nhượng quyền thương mại là gì?

Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại năm 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động kinh doanh giữa bên nhượng quyền (bên có thương hiệu) cho phép bên nhận quyền (bên nhận kinh doanh thương hiệu đó) tự tiến hành việc kinh doanh dòng sản phẩm/ dịch vụ gắn tên thương hiệu này nhưng phải tuân thủ các điều kiện sau:

– Việc kinh doanh của bên nhận quyền được thực hiện theo cách kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được phép sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, slogan, logo, bí mật kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

– Bên nhượng quyền được quyền kiểm soát, trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành kinh doanh.

Theo đó, đôi bên sẽ được hưởng những lợi ích như:

  • Bên nhận quyền không tốn thời gian xây dựng thương hiệu và thiết lập cách tổ chức quản lý, điều hành công việc.
  • Bên nhượng quyền nhận được phí nhượng quyền, không tốn nhiều chi phí mà vẫn có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh ra nhiều quốc gia.

Nguồn gốc sự ra đời của nhượng quyền thương mại

Dựa trên kiến thức tham khảo từ nhiều công trình nghiên cứu, sự ra đời của nhượng quyền thương mại bắt đầu vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu  Âu. Đến giữa thế kỷ 19, ngay khi Nhà máy sản xuất máy khâu Singer ký hợp đồng nhượng quyền thương mại đầu tiên cho đối tác của mình, hình thức nhượng quyền mới được ghi nhận.

Sự tăng trưởng nhượng quyền thương mại được đẩy lên cao trào kể từ sau khi Thế Chiến II kết thúc năm 1945. Từ những năm 60, nhượng quyền thương mại càng phát triển, trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, vượt qua phạm vi Hoa Kỳ đến những nước phát triển khác như Anh, Pháp,…hình thành nên đế chế nhượng quyền thương mại.

Nhiều quốc gia “luật hóa” hình thức nhượng quyền thương mại. Hoa Kỳ được ghi nhận là quốc gia đầu tiên hình thành các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, tổ chức kinh doanh theo phương thức này. Học tập từ Hoa Kỳ, nhiều quốc gia trên thế giới ban hành luật về nhượng quyền thương mại. Các đại học bắt đầu thiết kế chương trình giảng dạy những bộ môn về nhượng quyền cùng nhiều sách chuyên ngành, tài liệu hướng dẫn được xuất bản.

Tại Đông Nam Á, năm 1992, Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển nhượng quyền thương mại nhằm khuyến khích mô hình nhượng quyền phát triển.

Lần lượt, Singapore, Thái Lan, Việt Nam dần chú trọng hơn về lợi thế hoạt động nhượng quyền. Trung Quốc – công xưởng thế giới – đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng bởi thị trường đông dân cùng nguồn lực kinh tế dồi dào.

Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 doanh nghiệp thành viên đến từ khắp nơi trên thế giới.

Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (World Franchise Council) được thành lập vào năm 1994 có thành viên là các hiệp hội nhượng quyền đến từ nhiều quốc gia. Ngày nay, nhượng quyền thương mại đã có mặt tại hơn 150 quốc gia trên thế giới, riêng Châu  u có khoảng 200.000 cửa hàng kinh doanh theo phương thức này.

Quảng cáo

Sự ra đời của nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, lĩnh vực nhượng quyền của chúng ta bắt đầu có tín hiệu khởi sắc. Những dấu mốc quan trọng của nhượng quyền tại Việt Nam bao gồm Circle K (gia nhập thị trường năm 2009). Domino’s (năm 2010), Burger King (năm 2011) và năm 2012 đánh dấu sự khởi sắc trong hệ thống nhượng quyền sau 10 năm KFC có mặt tại Việt Nam.

Năm 2013 và 2014 mang đến sự sôi động cho thị trường Việt Nam với sự xuất hiện của hai “kẻ khổng lồ” Starbucks và McDonald’s. Có thể khẳng định rằng, với tiềm năng và mức độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Việt Nam sẽ là điểm đến lý tưởng cho những thương hiệu lớn toàn cầu.

Các thương hiệu nhượng quyền châu Á cũng triển khai thâm nhập thị trường Việt Nam như Jollibee (đến từ Philippines), BreadTalk (của Singapore), The Pizza Company, Thai Express (thương hiệu Thái Lan), Cafe Bene (đến từ Hàn Quốc), Chattime (thuộc Đài Loan),…

Với việc ký kết thành công các hiệp định kinh tế trong khu vực Châu Á và quốc tế, thị trường nhượng quyền Việt Nam chắc chắn sẽ đón nhận hàng loạt những thương hiệu mới trong tương lai. Căn cứ số liệu website của Bộ Công thương, trong vòng 9 năm trở lại đây đã có 122 thương hiệu quốc tế đăng ký nhượng quyền vào Việt Nam.

Xem thêm >>> Đăng ký mã số mã vạch

Sự ra đời của nhượng quyền thương mại là dấu mốc quan trọng đánh dấu hình thức kinh doanh sáng tạo, tiện lợi cho các bên. Đến tận ngày nay, nhượng quyền thương mại vẫn được duy trì và phát huy tốt hơn nữa, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.

Luật Hùng Sơn đảm nhận tư vấn, hoàn tất thủ tục nhượng quyền trong và ngoài nước theo ủy quyền của khách hàng. Mọi thông tin thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn thông qua tổng đài 19006518.

>> Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn